Chỉ huy quân đội Iran nói chỉ dùng vũ khí lỗi thời trong vụ tấn công Israel
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...Tuổi trẻ Thừa Thiên – Huế ra quân tiếp sức mùa thi
Adrien Brody đã giành giải Nam chính xuất sắc nhất lần thứ hai trong sự nghiệp nhờ vai diễn trong bộ phim The Brutalist, vượt qua loạt đối thủ nặng ký như Timothée Chalamet, Colman Domingo, Sebastian Stan và Ralph Fiennes.Khoảnh khắc khi được xướng tên, anh bước lên sân khấu với tâm trạng xúc động. Tuy nhiên, điều khiến khán giả bất ngờ là khi đang di chuyển lên bục nhận giải, anh bất ngờ quay lại, lấy kẹo cao su ra khỏi miệng và ném về phía bạn gái Georgina Chapman.Georgina Chapman, vốn là vợ cũ của "ông trùm Hollywood" Harvey Weinstein, được bắt gặp đang cố gắng chụp lấy viên kẹo trước khi Adrien Brody bắt đầu bài phát biểu. Hành động này ngay lập tức gây ra phản ứng trái chiều từ phía khán giả. Nhiều người cho rằng đó là hành vi thiếu lịch sự và phản cảm.Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Live with Kelly and Mark, Adrien Brody đã lên tiếng về hành động này của mình: "Tôi có thể nuốt nó, nhưng lúc đó tôi không nghĩ đến điều đó. Tôi chỉ đang tìm cách vứt nó đi mà thôi". Ngoài khoảnh khắc ném kẹo cao su, Adrien Brody còn bị chỉ trích vì bài phát biểu nhận giải dài nhất lịch sử Oscar và theo The Daily Beast đó cũng là bài phát biểu tệ nhất trong lịch sử. Chuyên trang này đánh giá trong 5 phút 40 giây dài "đằng đẵng" trên sân khấu, nam diễn viên đã làm đủ mọi thứ không nên làm tại một lễ trao giải danh giá. "Nó tự mãn, lan man và đầy vẻ quan trọng nhưng lại chẳng có nội dung thực sự và quá dài", The Daily Beast bình luận về màn phát biểu của Adrien Brody.Khi dàn nhạc ra hiệu nhắc nhở đã hết thời gian, Adrien Brody với vẻ tự tin đã vẫy tay về phía đội ngũ sản xuất: "Tôi sẽ sớm kết thúc, làm ơn tắt nhạc đi. Đây không phải lần đầu tôi nhận giải đâu".Dù nhận được tràng pháo tay trong khán phòng nhưng bài phát biểu của Adrien Brody lại khiến một bộ phận khán giả xem trực tiếp qua truyền hình không hài lòng.Họ chỉ trích nam diễn viên vì bài phát biểu quá dài và có phần tự cao: "Adrien Brody thật thô lỗ và kiêu ngạo khi nghĩ rằng anh ta xứng đáng được phát biểu lâu hơn người khác"; "Adrien Brody nói: Tôi sẽ phát biểu ngắn gọn, nhưng rồi lại biến nó thành một sân chơi của riêng mình".
Trao tiền giúp các hoàn cảnh thương tâm
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Với nhiều bạn trẻ xa quê, mỗi năm chỉ về một lần ăn tết thì hành lý mang theo khi quay trở lại luôn đầy ắp đồ ăn thức uống, từ con gà đến bánh tét, bánh chưng hay cả những bánh kẹo còn dư lại sau mấy ngày tết. Dù ở thành phố không thiếu thứ gì nhưng bố mẹ luôn chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống để con mang trở lại thành phố sau một kỳ nghỉ tết dài. Năm nay, Cao Thị Hoài (22 tuổi, quê ở Nghệ An, tạm trú ở P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) chuẩn bị nhiều túi lớn, túi nhỏ khi trở lại thành phố để làm việc. Hoài hào hứng: “Những năm trước, khi còn ở ký túc xá không thể nấu ăn nên khi quay trở lại thành phố, mình chỉ mang một ít trái cây và bánh kẹo. Năm nay mình chuyển ra ở trọ, mẹ đã chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ ăn để sử dụng. Số đồ ăn này, đủ cho mình ăn trong nhiều tuần, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho thức ăn”.Cũng theo Hoài, do di chuyển đường xa từ quê nhà Nghệ An vào TP.HCM nên với các loại đồ ăn như: thịt bò, thịt gà... mẹ làm sạch và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh trước một ngày và đóng vào thùng xốp để giữ độ tươi. Với mục tiêu “nhà có gì mang theo nấy”, Hoài cũng mang theo bánh chưng, các loại rau nhà trồng như: đọt bí đỏ, rau cải, nải chuối, hành tăm… mỗi thứ một ít, ban đầu cô nghĩ không nhiều nhưng cuối cùng phải 2 thùng lớn mới chứa đủ.Kết thúc kỳ nghỉ tết để lên TP.HCM học tập, Trần Hữu Qui, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng lỉnh kỉnh đồ đạc. Nam sinh nói: “Mình mang "sản vật quê nhà" trở lại thành phố. Do nhà mình ở chợ, mua sắm cũng khá dễ, đặc biệt là các loại trái cây nhà vườn nên mình mang theo để sử dụng và gửi tặng bạn bè. Mình có nói với mẹ lên thành phố mua rau cũng được nhưng mẹ lại bảo đồ ăn nhà trồng không thuốc trừ sâu, an toàn nên gói ghém đưa cho mình mang lên nhiều. Mỗi thứ một ít nhưng hầu hết là đồ nhà trồng nên mình thấy rất vui và ấm áp”.Lúc soạn hành lý về quê, Lê Ngân Hà, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chỉ mang về 1 balo và một túi giấy kích cỡ A4 để đựng một vài đồ dùng thiết yếu. Song, lúc soạn hành lý từ quê trở lại thành phố, hành trang nữ sinh mang theo có rất nhiều trái cây đặc sản miền đồng bằng và bánh kẹo ngày tết. Hà chia sẻ: “Do ký túc xá có quy định sinh viên không được phép nấu ăn, nên trái cây và đồ ngọt là những điều thứ mình luôn mang theo mỗi khi quay trở lại thành phố. Mẹ cũng tranh thủ chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ đạc mang theo”.Nữ sinh kể vì không có xe máy nên khi trở lại TP.HCM, bản thân phải di chuyển bằng xe buýt. “Trước khi ra bến xe, mẹ dúi vào tay mình một xấp tiền lẻ. Đây là số tiền lẻ được mẹ chắt chiu dành dụm để mình không phải bận tâm khi di chuyển trên thành phố. Dù ở thành phố không thiếu, cũng không phải quá đắt đỏ, nhưng mẹ cho rằng để khi ở thành phố mình không phải bỏ ra khoảng tiền sinh hoạt phí để mua lúc hết, thay vào đó dùng tiền đó để chăm sóc bản thân. Với mình, đó là những sự chuẩn bị chan chứa tình yêu thương, sự chu đáo của mẹ dành cho con gái”, Hà bộc bạch.Cũng như Hà, sau tết hành lý quay trở lại Đà Nẵng của Phan Như Thục, sinh viên Trường ĐH Đông Á thường có một ít bánh chưng, thịt và bánh kẹo. Nam sinh chia sẻ: “Những năm trước, mẹ và chị thường nhắc nhở và chuẩn bị đồ đạc trước mấy ngày khi mình quay lại Đà Nẵng. Năm nay, những món đồ đó đều do một tay mình chuẩn bị. Với mình, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần lớn nhất. Những món đồ đó không chỉ giúp bản thân có thêm lương thực mà còn có thêm động lực để cố gắng hơn trong học tập. Mặc dù, chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó chính là tình cảm mà rất nhiều người ao ước có được”.
Quân đội Israel bắn chết người Palestine tại Bờ Tây
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.